Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

ISO 9001

ISO 9001

ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức:

a) Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp; và

b) muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.

Các yêu cầu trong ISO 9001 mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:

• Tăng cường quản lý chất lượng và nâng cao hiệu suất của tổ chức.
• Có được hộ chiếu vào thi trường toàn cầu, vượt qua các rào cản thương mại.
• Tăng cường niềm tin của khách hàng.
Nếu bạn hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

ISO 14001

ISO 14001

Các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng quan tâm đến việc đạt được và chứng minh kết quả hoạt động môi trường hợp lý thông qua kiểm soát các tác động đến môi trường do các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình gây ra, phù hợp với chính sách và mục tiêu môi trường của tổ chức. Các tổ chức phải hành động như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác đều thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

ISO 14001 qui định các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho tổ chức triển khai và thực hiện chính sách và các mục tiêu có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho tất cả các loại hình và qui mô tổ chức và thích hợp với các điều kiện địa lý, văn hoá và xã hội khác nhau. Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ trợ cho bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu cầu kinh tế – xã hội.

Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001:
• Tuân thủ các yêu cầu pháp lý và giảm các mối nguy về môi trường.

• Giảm tiêu thụ năng lượng và ngăn chặn sự ô nhiễm.

• Thâm nhập thị trường quốc tế với tấm hộ chiếu xanh.
Nếu bạn hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

ISO 22000


ISO 22000

ISO 22000:2005 đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà hệ thống này kết hợp được các yếu tố cơ bản đã được thừa nhận chung như dưới đây nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu dùng cuối cùng gồm:
- Trao đổi thông tin
- Quản lý hệ thống
- Các chương trình tiên quyết
- Các nguyên tắc HACCP
ISO 22000 tích hợp các nguyên tắc của hệ thống HACCP và các bước áp dụng do Ủy Ban Dinh Dưỡng Codex xây dựng. Thông qua các yêu cầu có thể đánh giá được, tiêu chuẩn này kết hợp được kế hoạch HACCP và các Chương trình tiên quyết (PRP). Phân tích mối nguy là chìa khoá dẫn tới hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả bởi vì việc thực hiện phân tích mối nguy hỗ trợ cho việc thu thập các kiến thức cần có để tạo ra sự kết hợp các biện pháp kiểm soát hiệu quả. ISO 22000 yêu cầu nhận diện và đánh giá tất cả các mối nguy tiềm ẩn trong chuỗi thực phẩm bao gồm cả các mối nguy có liên quan tới các loại quá trình, các phương tiện hỗ trợ được sử dụng.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 22000:

Sự thỏa mãn của khách hàng – thông qua việc cung cấp các sản phẩm luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng bao gồm chất lượng, an toàn và phù hợp với luật định.
Hoạt động hiệu quả - thông qua việc tích hợp các chương trình tiên quyết (PRP’s & OPRP’s), HACCP với phương pháp luận Lập kế họach – thực hiện – kiểm tra – hành động của ISO 9001 để tăng cường tính hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Tăng lợi thế trong kinh doanh – đặc biệt khi việc chứng nhận ISO 22000 là một yêu cầu bắt buộc trong yêu cầu mua hàng.
Nếu bạn hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH

Gạch ốp lát, đá ốp lát là vậtliệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhóm sản phẩm Gạch theo QCVN 16;2014/BXD gồm:
- Gạch Betong
- Gạch rỗng đất sét nung
- Gạch đặc đất sét nung
- Gạch Betong khí chưng áp
- Betong bọt khí chưng áp
2.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;
3. Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉ định để được tư vấn về sản phẩm;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…) đối với hàng nhập khẩu
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấychứng nhận hợp quy "
- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.
4. Phương thức chứng nhận:
 - Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
 - Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
 - Có thử nghiệm.
5. Thành phần hồ sơ công bố hợp quy gạch ốp, lát:
Bản công bố hợp quy;
Bản mô tả sơ bộ về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ  tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
Kế hoạch giám sát định kỳ.

Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

ISO 22000 & HACCP

ISO 22000 & HACCP

Kính gửi Quý khách hàng!
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert xin gửi tới Quý khách hàng  lời chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
 Điểm tương đồng giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO9001:2008.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Chứng nhận hợp quy cà phê-VietCert

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CÀ PHÊ

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy VietCert được chỉ định chứng nhận hợp quy thực phẩm trong đó có cà phê thông qua Quyết định số 618/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

  • Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy
-         Luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17-6-2010
-         NĐ luật ATTP: NĐ 38/2012/NNĐCP ngày 25-4-2012
-         Thông tư 19/2012/TT-BYT công bố hợp quy và phù hợp quy định
  • Những đối tượng doanh nghiệp cần công bố chất lượng cà phê, ca cao: Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, nhập khẩu, cung cấp Cà phê, ca cao
  • Quy trình công bố chất lượng cà phê, ca cao


-   Doanh nghiệp cung cấp giấy phép sản xuất/kinh doanh
-   Bản mô tả chi tiết về đặc điểm, tính chất…
-   Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với hệ thống quản lý ISO 9001 và các quy chuẩn về môi trường như ISO 14001
-   Cơ quan nhà nước/Tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm
-   Nếu đạt yêu cầu sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp ngược lại sẽ đề xuất cho ý kiến để doanh nghiệp khắc phục và tiến hành chứng nhận lại sau
  • Hồ sơ công bố chất lượng cà phê, ca cao
-   Bản công bố hợp quy theo mẫu
-   Giấy đăng ký kinh doanh
-   Giấy chứng nhận hợp quy Cà phê, ca cao từ cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp
-   Chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001
-   Sản phẩm mẫu
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Quy định về hợp chuẩn, hợp quy theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006

Quy định về hợp chuẩn, hợp quy

I. Căn cứ pháp lý:

· Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;

· Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở

Theo đó có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy).

II.  Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (hợp chuẩn) và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật ( hợp quy)
· Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. 
Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá;

· Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật:
là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

III. Đối tượng chứng nhận: 

Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.


IV. Phương thức đánh giá sự phù hợp

· Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:

o Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;

o Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

o Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

o Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

o Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

o Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;

o Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

o Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7.

V. Đăng ký hợp quy cho sản phẩm của doanh nghiệp

* Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.
- Về việc đánh giá hợp quy

Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy (CR) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu

Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.

- Công bố hợp quy (quy trình công bố hợp quy được nêu rõ tại đây)

Dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ có hồ sơ công bố đơn giản hơn. Việc các doanh nghiệp lựa chọn bên thứ 3 - các tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện công bố hợp quy cho các sản phẩm của doanh nghiệp là một lựa chọn an toàn và có hiệu quả cao.



Để biết thêm thông tin chi tiết, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới.

Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.

==================================================
 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT - 0905.527.089


Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Văn Phòng đại diên TP. Hồ Chí Minh: Tầng 10, Block A, The Hyco4 Tower Building, 205 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM
Văn Phòng đại diện Cần Thơ: Số nhà P20, đường A1, Khu Đô Thị Hưng Phú 1, Chung cư Hưng Phú lô B, Phường Hưng Phú, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ
Văn Phòng đại diên Hà Nội: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn Phòng đại diên Hải Phòng: số 422 đường Đà Nẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Tp. Hải Phòng