Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG AN TOÀN THỰC PHẨM HACCP CỦA VIETCERT


HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.
Tuy khác nhau về tên gọi, cách diễn giải cũng như một số yêu cầu cụ thể, nhưng tựu trung một tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học). Bộ phận thứ hai mang tính đặc thù cho từng loại thực phẩm là hệ thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Hệ thống này giúp nhận diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại thực phẩm cũng như quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được.
Các hệ thống quản lý ATTP dựa trên HACCP cần thực hiện:
   a) Thực hiện phân tích các mối nguy.
   b) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.
   c) Thiết lập các giới hạn tới hạn cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn.
   d) Phát triển & thực hiện thủ tục kiểm soát các điểm tới hạn.
   e) Phát triển & thực hiện các hành động khắc phục để xử lý khi các giới hạn tới hạn bị vượt quá.
   f) Xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận tính hiệu lực của hệ thống HACCP.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương

ISO 14001

ISO 14001

Các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng quan tâm đến việc đạt được và chứng minh kết quả hoạt động môi trường hợp lý thông qua kiểm soát các tác động đến môi trường do các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình gây ra, phù hợp với chính sách và mục tiêu môi trường của tổ chức. Các tổ chức phải hành động như vậy trong một xu thế pháp luật ngày càng chặt chẽ, sự triển khai của các chính sách kinh tế và các biện pháp khác đều thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, các bên hữu quan cũng ngày càng bày tỏ mối quan tâm của mình đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

ISO 14001 qui định các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho tổ chức triển khai và thực hiện chính sách và các mục tiêu có tính đến các yêu cầu pháp luật và thông tin về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Tiêu chuẩn này nhằm áp dụng cho tất cả các loại hình và qui mô tổ chức và thích hợp với các điều kiện địa lý, văn hoá và xã hội khác nhau. Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ trợ cho bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân bằng với các nhu cầu kinh tế – xã hội.

Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001:
• Tuân thủ các yêu cầu pháp lý và giảm các mối nguy về môi trường.

• Giảm tiêu thụ năng lượng và ngăn chặn sự ô nhiễm.

• Thâm nhập thị trường quốc tế với tấm hộ chiếu xanh.
Nếu bạn hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

ISO 9001

ISO 9001

ISO 9001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức:

a) Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp; và

b) muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.

Các yêu cầu trong ISO 9001 mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp.
Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:

• Tăng cường quản lý chất lượng và nâng cao hiệu suất của tổ chức.
• Có được hộ chiếu vào thi trường toàn cầu, vượt qua các rào cản thương mại.
• Tăng cường niềm tin của khách hàng.
Nếu bạn hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

ISO 22000 & HACCP

ISO 22000 & HACCP

Kính gửi Quý khách hàng!
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert xin gửi tới Quý khách hàng  lời chúc sức khỏe và thịnh vượng.
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
 Điểm tương đồng giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO9001:2008.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chứng nhận hợp quy thép


Trong thông tư 44 có nhấn mạnh vào các loại thép phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép. Vậy đó là những loại nào? Các loại thép bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép là thép que hàn, thép có hàm lượng Cr lớn hơn 0.3% hoặc có hàm lượng Bo lớn hơn 0.0008%.
Để đảm bảo thông quan bình thường, thép nhập khẩu cần đáp ứng các chỉ tiêu sau:
  • Thép thuộc phụ lục I của thông tư 44 bắt buộc phải chứng nhận chất lượng thép
  • Thép thuộc phụ lục II của thông tư 44 bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép
  • Thép thuộc phụ lục I và II của thông tư 44 bắt buộc vừa chứng nhận chất lượng và đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép.
 Đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép do chính quý công ty thực hiện. Nhưng thủ tục rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Hiểu được tâm lý của các nhà nhập khẩu, Vietcert đã đưa ra gói dịch vụ đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép trong vòng 20 ngày thay vì 2 tháng nếu như khách hàng thực hiện đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép. 
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Hợp quy Đồ chơi trẻ em-VietCert (CR)

Chọn đồ chơi trẻ em đạt chất lượng-Hợp quy VietCert (CR)

Theo quy định của Tổng cục Đo lường chất lượng, tất cả các loại đồ chơi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được kiểm soát chặt chẽ về độ an toàn phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN3). Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng quy định từ 15/4/2010, tất cả sản phẩm đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR). Theo đó, sản phẩm đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được kiểm định bằng nhiều phương pháp như: Thử cơ lý, thử chống cháy, thử hóa học, các nguyên tố độc hại, hàm lượng formaldehyde... Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do các đơn vị có chức năng bao gồm các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, 2 và 3, Trung tâm Chứng nhận phù hợp của Bộ KH&CN tiến hành thử nghiệm và cấp phép.
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.

Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699

Chứng nhận hợp quy Kính

Chứng nhận hợp quy Kính
Theo quy định của Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD gồm có:
Kính xây dựng là các loại sản phẩm kính sử dụng và lắp đặt vào công trình xây dựng.
·   Kính kéo
·   Kính nổi
·   Kính cán vân hoa
·   Kính màu hấp thụ nhiệt
·   Kính phủ phản quang
·   Kính phẳng tôi nhiệt, kính cường lực
·   Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
·  Kính cốt lưới thép
·  Kính phủ bức xạ thấp 
Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Cung cấp cho VietCert thông tin sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất.
Bước 2:
·         Với đơn vị nhập khẩu kính thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, cung cấp cho VietCert bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…), sau khi đăng ký chứng nhận thì cầm bản đăng ký chứng nhận lên trình hải quan để lấy hàng về kho (trong trường hợp được phép giải phóng hàng về trước), đồng thời sắp xếp lịch đánh giá và lấy mẫu lô hàng
·         Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
Bước 3: Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
Bước 4: Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)
Bước 5: Hướng dẫn khách hàng tiền hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.
Hi vọng bạn sẽ hài lòng về những chia sẻ trên và mong muốn hợp tác với chúng tôi, hãy liên hệ ngay Trung tâm VietCert để được hỗ trợ tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Linh- Phụ trách kinh doanh
Mobi: 0905 927 699