Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU THEO NĐ 15:2018

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cu thực phẩm nhập khẩu;

b) Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Nghị định này;
c) Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật;
d) Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
đ) Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu;
e) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
g) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệmphí kiểm tra, đng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật;
h) Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
i) Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thm quyn tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.
******************************************
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu2.vietcert@gmail.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CÔNG BỐ

TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ HỒ SƠ CÔNG BỐ


Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đnh thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thng dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
3. Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
=======================================
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu.vietcert@gmail.com

HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15:2018 VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15:2018 VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
1Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kim nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
==============================================
Ms Phương 0903 543 099
nghiepvu2.vietcert@gmail.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH

     CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH

                                                  
  
       Nhôm và hợp kim nhôm định hình là vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16;2014/BXD, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường.
Đối tượng cần chứng nhận hợp quy nhôm và hợp kim nhôm định hình:
Chứng nhận áp dụng với các tổ chứng cá nhân trong nước tham gia sản xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng nhôm và hợp kim nhôm định hình.
Chứng nhận áp dụng với các tổ chứng cá nhân nước ngoài hoạt động tại nước ta trong lĩnh vực nhôm và hợp kim nhôm định hình.
Phương thức chứng nhận hợp quy nhôm và hợp kim nhôm định hình:

Phương thức 5:
– Đối với các sản phẩm của nhà sản xuất có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng iso 9001.
– Chứng nhận có hiệu lực 1 năm với sản phẩm nhập khẩu và 3 năm với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất.

Phương thức 7:
– Đối với từng lô sản phẩm sản xuất hay nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện.
– Chứng nhận chỉ có hiệu lực với từng lô sản phẩm.
------------------------------------------------------
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhận hợp quy. Trung tâm Vietcert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đa lĩnh vực sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trân trọng cám ơn.
Best regards,           
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: Mr.Nhất - 0905814299
Phòng XNK
Gmail: vietcert.kinhdoanh14@gmail.com

GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC THEO TT23

                                       GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC THEO TT23


                               

1. Áp dụng:
Quy định này được sử dụng cho máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 mà không thuộc các Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định.

2. Không áp dụng:
Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng sau đây:

- Quá cảnh; chuyển khẩu;

- Tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp tạm nhập, tái xuất thực hiện các hợp đồng gia công; trường hợp nhập khẩu để sản xuất, thi công thực hiện các dự án đầu tư); tạm xuất, tái nhập;

- Thực hiện hợp đồng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng với nước ngoài;

- Nhận chuyển giao trong nước từ doanh nghiệp trong các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất (không thuộc khu chế xuất); giữa các doanh nghiệp trong các khu chế xuất với nhau;

- Phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được; nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo yêu cầu của các Bộ quản lý chuyên ngành;

- Máy móc, thiết bị thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Máy móc, thiết bị thuộc ngành in, mã số HS 84.40 đến 84.43;

- Các trường hợp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu.

II. YÊU CẦU VỀ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG

1. Yêu cầu chung
Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Yêu cầu cụ thể
Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;

- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:
- Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;

- Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.

Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.
Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với thiết bị đã qua sử dụng (thấp hơn 10 năm) và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.

III. HỒ SƠ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Hồ sơ nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng: ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ tài liệu bao gồm:
Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư :
- 01 bản sao chứng thực Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo 01 bản chính Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu trong hồ sơ dự án.
Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
- 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng.

- 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định thông tư này.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Mr - Văn Nhất - 0905814299
gmail: viietcert.kinhdoanh14@gmail.com

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ NĂM 2018

THÔNG BÁO TUYỂN DNG NHÂN SỰ NĂM 2018

I/. VỊ TRÍ TRỢ LÝ KINH DOANH: NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC VÀ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 10 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Tìm kiếm Khách hàng, tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận  …
3. Quản lý quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuyển bộ phận chuyên trách xử lý.
4. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm trên các kênh thông tin.
5. Thực hiện công việc theo sự yêu cầu và hướng dẫn của phụ trách phòng kinh doanh;
6. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
II/. VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN:
Số lượng : 02 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Thực hiện kê khai thuế, xuất hóa đơn.
2. Chấm công và làm lương.
3. Phối hợp với phòng kế toán để triển khai công việc báo cáo tài chính theo quí/năm.
4. Hỗ trợ kinh doanh, kỹ thuật trong việc thư từ- chứng chỉ.
5. Thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội.
6.  Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
III/. VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN KINH DOANH: NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC, THỰC TẬP SINH
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Quản lý quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng.
3. Phối hợp cùng bộ phận hỗ trợ kinh doanh để xúc tiến ký kết các hợp đồng.
4. Hàng tuần, tổ chức hướng dẫn, đào tạo nhận viên mới, đào tạo lẫn nhau.
5.  Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
IV/. VỊ TRÍ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận …
3. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp và các cơ quan quản lý liên ngành.
4. Phối hợp với các phòng ban trong công tác chăm sóc khách hàng, cơ quan quản lý.
5. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
V/. KIỂM NGHIỆM VIÊN: HÓA HỌC, SINH HỌC, THỰC PHẨM NHÂN VIÊN VÀ THỰC TẬP
Số lượng : 20 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Hỗ trợ xử lý mẫu;
2. Pha hóa chất;
3. Thực hiện các phép thử nghiệm (bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng …);
4. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
V/. VỊ TRÍ KỸ THUẬT:
Số lượng : 04 người. Ưu tiên Nam
tả ng việc:
1. Lập hồ sơ kỹ thuật trong chứng nhận Hệ thống và sản phẩm.
2. Nghiên cứu tiêu chuẩn, xác định bộ chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Quản lý Hợp đồng và phối hợp với đội ngũ kinh doanh hoàn tất Hợp đồng đánh giá.
4. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
5. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu các vị trí
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên. Có sức khỏe, nhiệt tình trong công việc. Có tinh thần làm việc nhóm.
2. Khả năng giao tiếp, tiếp nhận và xử lý vấn đề tốt. Sẵn sàng đi công tác
3. Tuổi từ 21-28 tuổi; Có máy tính cá nhân.
* YÊU CẦU HỒ SƠ XIN VIỆC
1. yếu lịch dán nh 4x6 (kng quá 06 tháng).
2. Giy khai sinh (Bn sao hoặc bản photo công chng).
3. Các văn bằng + Chng chỉ (photo công chng).
4. Giy khám sc khỏe không quá 06 tháng (photo công chng).
5. Chng minh t (photo công chng); Hộ khẩu (photo công chng). Đơn xin việc viết tay.
* QUYỀN LỢI
1. Được hưởng mọi chế đ theo quy định của N nước v giờ làm vic, lương thưởng và bảo him.
2. Mc lương & thưng: Thỏa thuận.
3. Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ng nhanh với yêu cầu công vic và văn hóa tổ chc.
4. Được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo tại các chi nhánh và trụ sở chính của tổ chức đóng trên địa bàn toàn quốc.
5. Được tạo điều kiện về nhà ở, điều kiện sinh hoạt …
6. Được tham gia các phong trào, kỳ nghỉ, đi picnic và du lịch cùng công ty.
* THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ
1. Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30.04.2018. Lịch phỏng vấn lúc 8h sáng thứ 4, 7 hàng tuần.
2. Địa điểm nộp hồ sơ và phỏng vấn:  
-          Ứng viên phỏng vấn tại Đà Nẵng: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng (Chi tiết liên hệ chị Hương Trà – 0905209089);
-          Ứng viên phỏng vấn tại Cần thơ : Số nhà P.20, đường A1, Khu dân cư Hưng Phú 1, Chung cư Hưng Phú lô B, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ (Chi tiết liên hệ chị Cẩm Nhung – 0903 561 159 hoặc Trịnh Lệ - 0903 513 929);
-          Ứng viên phỏng vấn tại Hà Nội và Hải Phòng: phòng 303 tòa nhà F4 đơn nguyên 1 - 116 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy , Hà Nội (Chi tiết liên hệ chị Thùy Trâm – 0905240089);
-          Ứng viên phỏng vấn tại Hồ Chí Minh và Đắk Lắk: 205 Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh (Chi tiết liên hệ chị Dạ Quyên – 0903587699);
Đối với ứng viên ở xa, vui lòng scan hoặc chụp ảnh hồ sơ và gửi qua mail: tuyendungvietcert@gmail.com để được phỏng vấn trực tuyến.
* ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Các trụ sở đơn vị trong toàn quốc: Ni; Hải Phòng; Đà Nẵng;HCM;Cần Thơ; Gia Lai; Đắk Lắk;
                                                          
Trung tâm Giám định và chng nhận hp chuẩn hp quyVietCert
Phòng Quản trị và Phát triên nguồn Nhân lực -
Mrs. ơng Trà 0905209089/0968434199
Hồ ứng tuyển gửi trực tuyến qua email: tuyendungvietcert@gmail.com
hoặc nộp trực tiếp tại: Văn phòng giao dịch Trung tâm giám đnh và chứng nhận hp chun hp qui VietCERT - Đa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Tham khảo thông tin về VietCert thông qua: http://vietcert.org/

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG - Ms.Ngọc Thạch 0903528199

Theo thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 thì việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm. VIETCERT là đơn vị chuyên Chứng nhận hợp quy,công bố hợp quy vật liệu xây dựng.
QCVN 16:2014/ BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế  QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/08/2011 của Bộ xây dựng.
10 NHÓM HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC DANH MỤC QUY ĐỊNH TẠI QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 16/2014/BXD
v Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng
v Nhóm sản phẩm kính xây dựng
v Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa
v Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ
v Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe
v Nhóm sản phẩm gạch; gạch, đá ốp lát
v Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
v Nhóm sản phẩm bê tông và vữa
v Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi
v Nhóm sản phẩm vật liệu xây
HỒ SƠ CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG
v Bản công bố hợp quy;
v Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
v Kết quả thử nghiệm; Kết quả hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
v Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001.
v Kế hoạch giám sát định kỳ.
v Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Ms.Ngọc Thạch - 0903528199/ 0968277736