Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013


TẠISAO PHẢI CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM PHÙ HỢP?

Các nội dung tương tự, hoặc cùng chủ đề:

1. Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:

Nhà đầu tư và các cổ đông yêu cầu tiền vốn của họ được an toàn và hiệu quả.
Cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.

2. Áp lực từ thị trường:

Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu bằng chứng khách quan về chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng sản phẩm;
Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ yêu cầu,
Xu thế hội nhập quốc tế với nhu cầu đưa sản phẩm vào các thị trường với nhận thức cao của người tiêu dùng và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.

3. Tính cạnh tranh:

Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ phù hợp theo tiêu chuẩn ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn chất lượng sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh. Việc sản phẩm được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, Doanh nghiệp có bằng chứng đảm bảo với khách hàng rằng:  Sản phẩm do họ sản xuất phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế hiện hành. Trên thực tế, tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ sử dụng có chất lượng đúng như nhà sản xuất khẳng định.  Hợp đồng mua hàng thường có yêu cầu phải kèm theo hồ sơ chứng nhận chất lượng do bên thứ ba cung cấp.

 4. Tạo năng suất và giảm giá thành:

Thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn  giúp Doanh nghiệp tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống đảm bảo chất lượng sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu Doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả  Doanh nghiệp và khách hàng.

5. Tăng uy tín của Doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng:

Áp dụng quản lý chất lượng sản phẩm theo Tiêu chuẩn sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của Doanh nghiệp đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng sản phẩm còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và  sự thỏa mãn khách hàng.
Việc thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm do tổ chức đánh giá bên thứ ba tiến hành để xác nhận rằng hệ thống chất lượng của Doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn là phương tiện để thông báo cho khách hàng và người tiêu dùng hiểu rằng hệ thống chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp đã được một tổ chức chứng nhận xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố.

     Chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật thực hiện như thế nào?

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013


Việc Chứng nhận sự phù hợp (Chứng nhận Hợpchuẩn, Chứng nhận Hợp quy) mang lại cho Doanh nghiệp, Đơn vị sản xuất, kinh doanh nhiều lợi ích:

-  Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp Doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ luôn ổn định và nâng cao khi  Doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc qui chuẩn kỹ thuật đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.
- Giấy chứng nhận và dấu hiệu phù hợp là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và Quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Doanh nghiệp có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại của thị trường Quốc tế, tiến tới thực hiện các thỏa thuận về thừa nhận song phương và đa phương, trong khu vực hoặc đa khu vực.

1. Về mặt kinh tế:

Giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng;
Giảm thiểu chi phí tái chế nhờ cơ chế ngăn ngừa nguy cơ sản phẩm không bảo đảm chất lượng ngay trong quy trình sản xuất.

2. Về mặt quản lý rủi ro:

Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

3. Về mặt thị trường:

Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ 3 (độc lập) chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm;
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp;
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tác động đến môi trường của cơ quan quản lý và cộng đồng xã hội;
Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc;
Giảm thiểu các yêu cầu  thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước; hạn chế hiện tượng tố cáo, khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Được sự đảm bảo của bên thứ 3 (Tổ chức chứng nhận, ví dụ: VietCert);
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại;
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Lợi ích khi sản phẩm được chứng nhận hợp quy bởi VietCert

    
Hầu hết giấy chứng nhận do VietCert cấp được thừa nhận khi tham gia thầu/ đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm cho dự án, công trình, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan.
Tạo được niềm tin với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đánh giá/xác nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ 3 (VietCert), giúp sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn và tín nhiệm
Nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần sản phẩm trên thị trường
Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm
Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm
Tạo thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt nam tham gia

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn

 
Khái quát

Khi sử dụng các sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm tới chất lượng và sự an toàn của chúng. Người sản xuất hay người kinh doanh, vì vậy, luôn cố gắng chứng minh về sản phẩm của mình để các khách hàng yên tâm sử dụng. Họ có thể tự khẳng định thông qua quảng cáo trên nhãn sản phẩm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, sự khẳng định chắc chắn và đáng tin cậy nhất là từ một bên độc lập.

Chương trình chứng nhận sản phẩm của VietCert là một chương trình được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế với phương pháp, thủ tục rõ ràng, được đánh giá và công nhận bởi JAS-ANZ, thành viên của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế IAF, sẽ là một sự đảm bảo tin cậy cho người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Người tiêu dùng có thể nhận biết điều này thông qua dấu hiệu chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam do VietCertcấp gắn trên sản phẩm được chứng nhận.

Tiêu chuẩn sử dụng để chứng nhận có thể là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (như JIS của Nhật, BS của Anh, ASTM của Mỹ, GB của Trung Quốc...) hay các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC...). Điều này tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình tới nhiều nước và khu vực khác nhau.

Tài liệu về chương trình Chứng nhận Sản phẩm
    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận
    - Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận VietCert
    - Quy trình Chứng nhận
    - Thủ tục Khiếu nại
    - Thủ tục Phàn nàn

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Chứng nhận hợp quy thực phẩm


Tổng quan

Chất lượng và an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Các công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm ngày càng bị áp lực gia tăng phải quản lý rủi ro về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội và môi trường. Vấn đề chính yếu cần quan tâm là phải cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và quản lý tốt hơn hoạt động của doanh nghiệp. Làm tốt điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững giá trị thương hiệu và nâng cao hình ảnh của công ty.

VietCert cung cấp đa dạng các dịch vụ như chứng nhận, lập hồ sơ công bố, kiểm tra và đánh giá. Điều đó sẽ giúp quý Đơn vị đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và đối mặt được với những thách thức về các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội.

1) Căn cứ chứng nhận

2) Quyết định chỉ định Chứng nhận
Bộ Y tế chỉ định VietCert là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm
  
3) Hướng dẫn chứng nhận
4) Quy chuẩn liên quan
-       Chất lượng nước ăn uống phù hợp QCVN 1:2010/BYT
-       Chất lượng nước sinh hoạt phù hợp QCVN 2:2010/BYT
-       Chất được sử dụng để bổ sung kẽm, sắt, calci, magnesi, iod, acid folic vào thực phẩm phù hợp QCVN 3:2010/BY
-       Phụ gia thực phẩm phù hợp QCVN 4:2010/BYT
-       Sản phẩm sữa dạng lỏng, dạng bột, chất béo từ sữa, sữa lên men, phomat phù hợp QCVN 5:2010/BYT
-       Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai phù hợp QCVN 6:2010/BYT
-       Giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm, vi sinh vật, kim loại nặng trong thực phẩm phù hợp QCVN 8:2011/BYT
-       Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, muối ăn bổ sung iod phù hợp QCVN 9:2011/BYT
-       Nước đá dùng liền phù hợp QCVN 10:2011/BYT
-       Bao bì dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, bằng cao su, bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm QCVN phù hợp 12:2011/BYT

5) Các văn bản liên quan 

Chứng nhận hợp quy thực phẩm

Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

1) Căn cứ chứng nhận
2) Quyết định chỉ định Chứng nhận

Quyết định về việc Chỉ định VIETCERT chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật

3) Hướng dẫn Chứng nhận


4) Tiêu chuẩn liên quan

TCVN 2740:1986    Thuốc trừ sâu. BHC 6% dạng hạt
TCVN 3711:1982    Thuốc trừ dịch hại. Diazinon 50% dạng nhũ dầu
TCVN 3712:1982    Thuốc trừ dịch hại. MD 60% dạng nhũ dầu
TCVN 3714:1982    Thuốc trừ dịch hại. DDVP 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4542:1988    Thuốc trừ sâu. Basa 50% dạng nhũ dầu
TCVN 4543:1988    Thuốc trừ nấm bệnh. Kitazin 10% dạng hạt
5) Các văn bản liên quan

Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật


Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Phương thức đánh giá hợp quy

Phương thức đánh giá hợp quy


Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình, kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá;
h) Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hoá.